Điều kiện sống ở viện dưỡng lão như thế nào?
NCT vào viện có được sống tốt hơn không?
Thủ tục và chi phí vào bệnh viện dưỡng lão như thế nào?…
Đó chỉ là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến VDL. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc đó của gia đình bạn và các cụ.
Vào viện dưỡng lão có được chăm sóc không?
Dù là viện dưỡng lão tư nhân hay trung tâm người cao tuổi, người có công với cách mạng đều được chăm sóc về ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, tuỳ vào cơ sở vật chất sẽ có thêm nhiều máy móc tập phục hồi chức năng, thiết bị rèn luyện theo nhiều dạng bệnh nhân.
Các cụ sẽ có 3 bữa chính và thêm bữa ăn nhẹ/ bữa phụ. Sẽ có hộ lý phụ trợ việc ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt. Với các trường hợp đặc biệt cần chăm sóc riêng sẽ có dịch vụ và điều dưỡng viên thích hợp
Các cụ sẽ được sinh hoạt tập thể như văn nghệ, thơ ca, trồng cây, làm nghề thủ công hoặc các hoạt động khác theo ý muốn.
Thêm vào đó, một số trung tâm chăm sóc người cao tuổi có kết hợp với địa phương tổ chức hoạt động cộng đồng, giao lưu với nhân dân xung quanh.
+ Loại hình dịch vụ chăm sóc các cụ bán phần (các cụ có thể tự chăm sóc bản thân hoặc ban ngày ở viện, tối về với gia đình con cháu)
+ Dịch vụ chăm sóc đặc biệt
Chi phí vào viện dưỡng lão bao nhiêu?
giá phí vào viện dưỡng lão gồm chi phí ban đầu vào viện, phí cố định hàng tháng, phí dịch vụ phát sinh
- Chi phí ban đầu (hay chi phí vào viện dưỡng lão): Là khoản tiền đóng bắt buộc và chỉ đóng lần đầu tiên khi vào ở tại nhà dưỡng lão. Loại phí này gồm có một số thành phần: tiền phòng tháng đầu tiên, phí dịch vụ bổ sung của tháng đầu, tiền ký quỹ, tiền đồng phục (dao động ở mức 20- 40 triệu đồng)
- Chi phí cố định hàng tháng (chi phí gói cơ bản): tiền phòng hàng tháng, tiền ăn, chăm sóc hồi phục các bài tập vật lý trị liệu, tắm rửa vệ sinh,… (Chưa bao gồm tiền bỉm tã…). Trung bình khoảng 6-8 triệu đồng/ tháng/ người. Phòng ở đông người sẽ ít tốn kém hơn phòng đơn, phòng 2-3 người.
- Phí dịch vụ bổ sung (hay phí chăm sóc nâng cao): Các loại dịch vụ chăm sóc đặc biệt: Ăn qua Sonde, mở nội khí quản, chăm sóc các ổ loét, hỗ trợ bệnh viện,… Một số phụ phí khác tuỳ vào từng viện quy định. (từ 20,000 đồng/ lần trở lên)
Vào viện dưỡng lão có được ra ngoài về thăm nhà không?
Một số viện sẽ có quy định những ngày được về thăm nhà. Lúc này sẽ cần thân nhân của cụ cao tuổi đến đón, đăng ký ngày quay lại, địa chỉ đưa cụ về.
Thủ tục hồ sơ giấy tờ để vào viện dưỡng lão như thế nào?
Với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người già neo đơn, các cụ có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng thì sẽ cần:
- Các giấy tờ của người vào viện (bản sao chứng minh thư, bản sao giấy khai sinh, bản photo hộ khẩu thường trú kèm bản gốc, giấy xác nhận liên quan đến đối tượng chính sách hoặc người có hoàn cảnh khó khăn)
- Biểu mẫu điền nguyện vọng tham gia theo mẫu quy định
Thủ tục đón các cụ ra viện/ xuất viện
Khi các cụ qua đời thì bệnh viện dưỡng lão sẽ báo với cơ quan chính quyền và địa phương của các cụ để làm giấy chứng tử. Sau đó làm hậu sự sau cuối.
Trường hợp được thân nhân đón về sẽ cần giấy tớ chứng minh thân nhân của người đón và người cao tuổi. Địa chỉ nơi các cụ sẽ về sinh hoạt
Để bố mẹ vào viện dưỡng lão có phải là bất hiếu?
Các cụ cần chăm sóc sức khoẻ sau tai biến, phục hồi chức năng, hoặc cần bạn bè tâm sự tuổi già thì việc vào viện dưỡng lão không phải bất hiếu. Khi con cháu không đủ điều kiện chăm sóc bố mẹ thì các viện người cao tuổi là một giải pháp hợp lý.