Tin tức

Xu hướng già hóa dân số nhanh tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và từng được xếp vào nhóm dân số trẻ. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây, có đến 7,4 triệu người trên 65 tuổi (chiếm 7,7% tổng dân số). Con số này được dự báo sẽ tăng lên thành 22,5 triệu người (chiếm tỷ lệ 20,4 dân số) vào năm 2020. Vậy có phải là Việt Nam đang có xu hướng già hóa dân số hay không?

Hiện tượng già hóa dân số trên toàn cầu

Trong Hội thảo Quốc tế Già hóa Năng động, Sáng tạo và Ứng dụng Công nghệ trong Chăm sóc người cao tuổi ASEAN được khai mạc vào ngày 19/11 vừa qua, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã phát biểu, già hóa dân số không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là hiện tượng toàn cầu. Mỗi quốc gia đều có sự tăng trưởng về quy mô cũng như tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số. Theo thống kê, ASEAN hiện đang có tỷ lệ 7% tổng dân số từ 65 tuổi trở lên (khoảng 45 triệu người) vào năm 2019 và con số này có thể tăng lên thành tỷ lệ 16,7% (khoảng 132 triệu người) vào năm 2050.

Trên thực tế, Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số kể từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao tuổi chiếm đến 7% tổng dân số cả nước. Dự báo khoảng 30 năm nữa, con số này sẽ tăng lên thành 20%. Theo ông Tuyên, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng nhanh trên thế giới. Điều này có ảnh hưởng khá lớn đến lực lượng lao động khi số lượng nhóm người thuộc tuổi lao động sẽ thấp hơn, gây ra gánh nặng về chăm sóc y tế, an sinh xã hội và gia đình,…

Có một đặc điểm về sự già hóa dân số ở Việt Nam là số lượng nữ cao tuổi nhiều hơn nam, đồng thời gia tăng về tỷ lệ người già sống một mình do không lập gia đình hay góa vợ/góa chồng. Theo thống kê, hiện đang có khoảng 72% người lớn tuổi sống cùng con cháu trong khi gia đình Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi quy mô từ gia đình truyền thống (tức ba thế hệ ông bà – cha mẹ – con cái sẽ sống cùng nhau) sang gia đình hạt nhân (tức chỉ có vợ chồng và con cái). Chính vì vậy, có không ít người già phải sống trong cảnh “đơn chiếc”, rất bất lợi đối với họ bởi về cơ bản, gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người khi về già.

Trên thực tế thì ở Việt Nam, sức khỏe người cao tuổi rất hạn chế do họ không có nhiều khoản tiền để có thể an dưỡng khi về già. Ngoài ra, do phải chăm lo cuộc sống gia đình cho con cái ở độ tuổi lao động khiến sức khỏe của họ dễ bị suy giảm, dẫn đến nhiều bệnh tật ở giai đoạn về sau. Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam khá cao (khoảng 73 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh thì khoảng 64 tuổi. Ngoài ra, có đến 96% người cao tuổi bị bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền, có thể mắc 3 bệnh khi về già. Đặc biệt, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi ở Việt Nam cũng chưa thực sự được đầu tư và không có đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi.

Già hóa dân số tại Việt Nam: Cần có biện pháp cụ thể!

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải thực hiện chiến lược về sức khỏe và thúc đẩy các vấn đề về chăm sóc y tế để người cao tuổi khỏe mạnh hơn trong suốt vòng đời, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc phòng ngừa kết hợp cùng chăm sóc phi y tế và chăm sóc y tế. Ngoài ra, nước ta cũng cần phát triển nguồn nhân lực, lao động hợp lý và đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc đa dạng của những người lớn tuổi.

Đề cương Luật Dân số do Bộ Y tế trung cầu ý kiến từ các chuyên gia và những người có liên quan đề xuất các biện pháp thích ứng với hiện tượng già hóa dân số tại Việt Nam, chẳng hạn như lập quỹ dưỡng lão hỗ trợ chăm sóc dài hạn cho các cụ già theo nguyên tắc đóng – hưởng (tức đóng phí sẽ được hưởng mức độ chăm sóc tương ứng); chăm sóc điều trị, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ,… Bệnh cạnh đó, Việt Nam cũng cần tích cực phát triển viện dưỡng lão, ngành lão khoa, cơ sở chăm sóc ban ngày, chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tại nhà hay các trung tâm cộng đồng; đào tạo thêm nguồn nhân lực y tế, bác sĩ có chuyên môn để chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, Việt Nam đã có những phương án thích ứng với hiện tượng già hóa dân số và tiến hành tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật trong thời đại mới.

Được biệt, vào năm 2020, các quốc gia ASEAN đã chung tay ký kết Hiệp định thành lập ACAI để chủ động thích ứng với hiện tượng già hóa dân số hiện nay, đồng thời cùng nhau hỗ trợ những quốc gia ASEAN hoạch định và thực thi chính sách già hóa dân số tốt hơn nhằm đạt kết quả như mong muốn, mang đến chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

Rate this post

Join The Discussion