Tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra khi lưu lượng máu đến (hoặc trong) não bị gián đoạn: sự gián đoạn này có thể do mạch máu bị tắc nghẽn (đây là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cũng là trường hợp phổ biến nhất) hoặc do mạch máu bị vỡ (đây là đột quỵ xuất huyết, tỷ lệ ít hơn).
Di chứng: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ (khó nói, khó tìm từ,…), rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm …). Thời gian sống sau đột quỵ ở các bệnh nhân là không giống nhau.
Hồi phục chức năng sau đột quỵ, tai biến ở người lớn tuổi
- Làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ
Sau khi đã xuất viện thì bệnh nhân, thân nhân gia đình vẫn nên đưa các cụ đến theo lịch hẹn của bác sỹ khoa thần kinh. Hoặc khám chuyên khoa ít nhất 1 lần trong vòng 6 tuần sau đột quỵ. Các bài tập phục hồi chức năng hay chế độ ăn uống cũng nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên môn.
2. Sửa lại nhà cửa cho phù hợp
Tùy vào tình hình của người bệnh, bạn có thể cần phương tiện hỗ trợ hoặc để người bệnh ở nơi an toàn, rộng rãi, tránh va đập. Các dụng cụ y tế như khung tập đi, xe lăn, hoặc giường bệnh tại nhà cần khoảng trống lớn trong phòng, sân nhà.
3. Theo dõi sức khỏe
Thể trạng cơ thể thay đổi, có thể các bác sỹ sẽ cần phải kê thuốc chống đông. Liều lượng là theo đánh giá của bác sỹ, vì vậy bạn sẽ cần xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo lượng chỉ định là phù hợp.
4. Hiểu được giới hạn của bản thân
Việc hồi phục sau đột quỵ cần một thời gian dài nên người bệnh và thân nhân không nên nóng vội. Có thể kết hợp với bài tập về trí não để rèn luyện thêm nhưng cần tăng dần mức độ từ nhẹ đến cao
Bạn không nên ép buộc bản thân để thực hành quá nhiều khi sức khỏe của bạn chưa phù hợp.
5. Duy trì lịch trình hợp lý
Các liệu pháp, máy móc hỗ trợ đều cần việc duy trì thực hiện mới có thể đạt được kết quả. Nên thăm khám định kỳ để có phương pháp phù hợp từng giai đoạn.
Có thể nhờ cán bộ y tế, hộ lý được đào tạo bài bản để chăm sóc ở giai đoạn đầu. Sau đó thân nhân gia đình tìm hiểu để chăm sóc bệnh nhân tiếp tục phục hồi
6. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Thân nhân cần lưu ý hạn chế chất béo, cholesterol và muối. Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa dù người bệnh không cảm thấy đói. Dinh dưỡng và calo phù hợp sẽ giúp vết thương của bạn mau lành hơn.
->>> Cách xử lý, sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ chính xác
Bài tập phục hồi sau đột quỵ tại nhà
Phục hồi khả năng ngôn ngữ
Trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần thực hiện các bài tập chuyên biệt. Người nhà BN hãy khuyến khích và cùng người bệnh tập nói những câu từ đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng, sau đó tăng dần độ khó lên.
Lúc tập cần tạo không khí vui vẻ, dễ chịu khi tập luyện, không nên ép buộc, tập luyện quá sức.
Phục hồi kỹ năng sử dụng tay
Khoảng tuần thứ 2 – thứ 6 sau khi cơn đột quỵ xảy ra, BN có mức tổn thương nhẹ hoặc trung bình nên bắt đầu tập dùng một tay hoặc kết hợp cả 2 tay để thực hiện các công việc hằng ngày. Bắt đầu từ duỗi tay, gập tay, cầm nắm các vật, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Việc tập luyện nên được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi người bệnh có thể tự di chuyển tay dù chỉ một ít.
Phục hồi khả năng đi lại, di chuyển
Bệnh nhân cần tập luyện từng bước như tập co chân, tập đứng. Tiếp đến là tập đi bộ để phục hồi các khả năng vận động và chức năng ở vị thế đứng. Tránh để người bệnh quá sức, hoặc bị ngã tiếp
Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Hỗ trợ giúp bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, đặt hai bàn chân ở vị trí ngang nhau, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân.
Tập đứng thăng bằng: Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, trọng lượng đều hai chân, BN hãy quay đầu nhìn ra sau vai ở lần lượt hai bên, sau đó thực hiện tiếp các động tác cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay sang phải rồi sang trái.
Tất cả các bài tập nên thực hiện chậm rãi, tăng tốc độ từ từ.