Tin tức

Điểm danh 05 mô hình dưỡng lão tại Nhật

Nhật Bản là một trong những quốc gia nổi tiếng về chế độ phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi tốt nhất thế giới. Những mô hình viện dưỡng lão tại Nhật đều được xây dựng và vận hành bài bản, trơn tru nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người lớn tuổi. Hãy cùng tìm hiểu về các mô hình qua bài viết này nhé!

5 mô hình viện dưỡng lão tại Nhật

Mô hình 1: Viện dưỡng lão đặc biệt

Đây là mô hình dành cho những cơ sở, trung tâm hỗ trợ chăm sóc đặc biệt hướng đến đối tượng là người cao tuổi trên 65 tuổi. Những người lớn tuổi này cần chăm sóc độ 3 thì mới được tiếp nhận (mức độ 3 tức tình trạng nặng hơn so với các cơ sở, trung tâm, viện dưỡng lão khác. Tuy nhiên, hiện tại mô hình viện dưỡng lão đặc biệt vẫn tiếp nhận các cụ trong tình trạng nhẹ, tức có thể tự sinh hoạt hay di chuyển như đi, đứng, ăn, vệ sinh,… Và có một điều đặc biệt ở loại hình này đó là người cao tuổi sẽ sống lâu dài, có thể là đến cuối đời.

Mô hình 2: Cơ sở chăm sóc người lớn tuổi

Cơ sở chăm sóc người lớn tuổi tại Nhật chính là hình thức viện kiểu trung gian, kết hợp giữa cơ sở chăm sóc đặc biệt và bệnh viện. Người lớn tuổi tại đây sẽ được chăm sóc từ A – Z, tức sẽ được điều trị phục hồi tại các bệnh viện, sau đó sẽ được đưa đến cơ sở này để tiến hành chăm sóc.

Ví dụ, 1 cụ già bị gãy chân sẽ được đưa đến bệnh viện để điều trị. Sau một thời gian, các cụ dù chưa đi lại được sẽ được chuyển đến cơ sở chăm sóc người lớn tuổi này để thực hiện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Ở mô hình cơ sở này, người ta không xem xét đến mức độ chăm sóc nữa mà sẽ phụ thuộc vào thời gian điều trị. Theo đó, những người cao tuổi được điều trị phục hồi chức năng chỉ có thể ở khoảng 3 – 6 tháng. Sau 3 tháng thì những y bác sĩ tại đây sẽ xem xét và chỉnh sửa kế hoạch chăm sóc 1 lần.

Với mô hình này, mục đích đơn giản chỉ là điều trị tập luyện để các cụ, những người lớn tuổi có thể quay về và tự mình sinh hoạt tại nhà.

Mô hình 3: Nơi sinh hoạt cộng đồng

Dạng mô hình này sẽ chăm sóc cho những người bị suy giảm trí nhớ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và rơi vào mức độ cần hỗ trợ 2. Những người lớn tuổi được đưa vào đây cần có giấy chẩn đoán của bác sĩ là suy giảm trí nhớ, đồng thời có giấy cư trú tại nơi viện xây dựng.

Số lượng những người lớn tuổi được tiếp nhận ở 1 đơn vị là khoảng 5 – 9 người. Tại đây, người ta sẽ có tối đa là 3 unit (tức tối đa là 27 người). Trong viện dưỡng lão này, các cụ sẽ được đáp ứng các dịch vụ sinh hoạt hàng ngày cũng như các chăm sóc về ăn uống, tắm giặt và bài tiết,… Đặc trưng của mô hình này là họ có thể tự lập, tức tự làm nhiều việc trong vấn đề sinh hoạt mỗi ngày) trong một bầu không khí như gia đình nên sẽ cảm thấy gần gũi và thân thuộc hơn.

Mô hình 4: Viện dưỡng lão có phí

Đây là mô hình đa dạng về đối tượng. Những cụ già trên 60 tuổi, người tự lập hay những cụ có mức độ cần chăm sóc ở độ 5 đều được tiếp nhận, khác hơn nhiều so với các viện dưỡng lão khác. Tại đây, những người cao tuổi sẽ được đáp ứng về dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần,… với điều kiện là sẽ phải trả phí. Mức phí sẽ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của mỗi cơ sở, trung tâm.

Hình thức viện dưỡng lão có phí cũng có rất nhiều loại khác nhau, có nơi cũng giống như một khách sạn hay resort năm sao vậy!

Mô hình 5: Dịch vụ ngoại trú (Đi về trong ngày)

Đây là mô hình khá phổ biến và mang lại nhiều thuận tiện cho các gia đình. Người cao tuổi vẫn sống trong ngôi nhà của mình nhưng họ sẽ đến viện dưỡng lão ban ngày để được cung cấp các dịch vụ như sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm giặt), chăm sóc đời sống thể chất và tinh thần (vui chơi, tập thể dục, xông hơi, tắm suối,…). Thông thường, vào buổi sáng, người cao tuổi sẽ được đưa rước bằng ô tô và đến chiều tối họ sẽ được đưa về nhà.

Về số ngày đến viện thì sẽ tùy vào gia đình. Có gia đình sử dụng 2 – 3 nơi khác nhau với số ngày được chia đều trong tuần.

Trên đây là 5 mô hình viện dưỡng lão tại Nhật được được phát triển rộng rãi. Các mô hình tại Nhật khác với những mô hình tại Việt Nam khi được chia ra thành nhiều đối tượng khác

4/5 - (1 vote)

Join The Discussion