Nhà Dưỡng Lão

Mái ấm tình thương Dòng thánh Phaolo Đà Nẵng

Gần 30 năm qua, mái ấm tình thương Dòng thánh Phaolo Đà Nẵng, đã trở thành điểm dừng chân cho các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa tại Đà Nẵng.

Thông tin mái ấm tình thương dòng thánh Phaolo Đà Nẵng

Mái ấm tình thương dòng thánh Phaolo Đà Nẵng được thành lập từ năm 1996 (do Hội từ thiện thành phố và dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng), có địa chỉ tại 18 Phan Tứ, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Chia sẻ về ý tưởng thành lập mái ấm, nữ tu Hoàng Thị An – và cũng là giám đốc mái ấm cho biết, từ năm 1996, thấy nhiều người đến cuối đời vẫn không được an hưởng tuổi già mà còn phải nhọc nhằn kiếm sống, lang thang bán vé số, xin ăn, không có con cháu nương tựa, nhà dòng đã quyết định mang họ về cưu mang.

Đến nơi, hơn 30 năm, mái ấm đã bao bọc hơn 30 cụ bà neo đơn, không nơi nương tựa từ 70 tuổi trở lên, trong đó có nhiều cụ bệnh tật, phải ngồi xe lăn. Trước đây, có cả cụ ông và cụ bà, nhưng từ năm 2014 đến nay, các chị chỉ nhận những cụ bà. Họ hoặc tự tìm đến, hoặc qua sự giới thiệu của những nhà hảo tâm hay hội từ thiện địa phương. Tất cả cùng chung niềm khao khát có người yêu thương, lo cho bữa ăn, chốn ở, được chăm sóc những ngày cuối đời.

Cơ sở vật chất tại mái ấm tình thương dòng thánh Phaolo Đà Nẵng khá khang trang, được xây chia thành nhiều phòng, bao gồm: phòng ngủ, phòng giải trí – sinh hoạt chung, phòng bếp, nhà nguyện thuận tiện cho các cụ nghỉ ngơi và sinh hoạt.

Lấy tình thương làm trách nhiệm

Với nhiều cụ bà, mái ấm là ngôi nhà duy nhất và cuối cùng của đời người. Nữ tu Hoàng Thị An chia sẻ, việc chăm sóc, nuôi dưỡng người già từ lúc vào đây cho đến khi mất không hề đơn giản chút nào, đòi hỏi mỗi nữ tu và các tình nguyện viên phải có tình thương, kiên nhẫn, hiểu tâm lý, đừng để các cụ cảm thấy mặc cảm, hoặc là gánh nặng cho người khác.

Với những cụ còn mạnh khỏe, đi lại được, việc chăm sóc dễ dàng hơn nhưng với những cụ phải ngồi xe lăn thì công việc của nữ tu An cũng như các nữ tu khác ở đây khá vất vả. . Đôi khi có cụ như “trở về tuổi thơ”, nhõng nhẽo không chịu ăn, người phục vụ phải dỗ dành, đút từng muỗng cơm, thìa canh.

Thời gian đầu khi mới thành lập, kinh tế khó khăn, các chị em hội dòng phải làm đủ thứ để kiếm tiền duy trì hoạt động của mái ấm như trồng rau, trồng dâu làm rượu, bán tạp hóa… Có cụ còn khỏe, ra vườn hái điều, trồng khoai, bới khoai, rồi còn làm sữa đậu nành đem đi bán, chắt góp từng chút một. Tiếng lành tỏa hương, nhiều ân nhân thấy được việc làm tốt đẹp này đã ghé qua hỏi thăm, trao tặng mái ấm từ thùng sữa cho đến các nhu yếu phẩm, quần áo, giày dép…

Bên cạnh những nữ tu, mái ấm còn có những sinh viên tình nguyện giúp đỡ, được nâng từng miếng cơm, ly nước và thuốc thang mỗi khi ngã bệnh.

5/5 - (1 vote)

Join The Discussion