Tin tức

Điều kiện xây dựng nhà dưỡng lão tư nhân

Bạn đang muốn xây nhà dưỡng lão tư nhân hoặc có ý tưởng đầu tư về lĩnh vực này nhưng chưa biết thủ tục pháp lý như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin đáng lưu ý

Căn cứ theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì viện dưỡng lão hay cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập dành cho người cao tuổi được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước

Điều kiện xây dựng nhà dưỡng lão tư nhân

Điều kiện xây dựng nhà dưỡng lão tư nhân

2. Điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi (nhà dưỡng lão tư nhân)

  • Cơ sở vật chất

Các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất được quy định tại Điều 24 Nghị định 103/2017/NĐ-CP như sau:
+ Trong viện dưỡng lão phải có các cơ sở phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người ở bao gồm: nhà ở, nhà bếp, khu nhà cho cán bộ nhân viên làm việc; điện, đường đi nội bộ; khu vực cho hoạt động vui chơi giải trí; hệ thống cấp, thoát nước và khu sản xuất, khu lao động trị liệu (nếu có).
+ Yêu cầu diện tích đất tự nhiên:
Xây dựng viện dưỡng lão ở khu vực nông thôn thì phải đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu là 30 m2/1 người
Xây dựng viện dưỡng lão ở khu vực đô thị thì phải đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu là 10 m2/1 người.

Điều kiện diện tích xây dựng viện dưỡng lão
+ Về diện tích phòng ở: diện tích bình quân tối thiểu tính theo đầu người sẽ là 6 m2/người. Đối với những người đặc biệt phải có người chăm sóc 24/24h một ngày thì diện tích phòng ở bình quân tối thiểu sẽ là 8 m2/người. Các phòng ở phải được trang bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người lớn tuổi.
+ Viện dưỡng lão phải có thêm các công trình, các trang thiết bị bảo đảm cho người cao tuổi được tiếp cận và thuận tiện trong quá trình sử dụng.

  •  Về môi trường và vị trí

+ Trụ sở của viện dưỡng lão phải ở tại vị trí địa lý tiếp giáp với đường giao thông công cộng, các trường học, bệnh viện. Có đầy đủ nguồn điện, nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
+ Môi trường sinh hoạt phải có bầu không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe của người lớn tuổi.

  •  Về nhân viên trợ giúp xã hội (có thể là điều dưỡng viên, hộ lý)

Đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các tiêu chuẩn để thực hiện được các nhiệm vụ của cơ sở.
Các tiêu chuẩn của một nhân viên trợ giúp xã hội bao gồm:
+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự;
+ Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội
+ Có các kỹ năng cơ bản để trợ giúp xã hội, chăm sóc cho người cao tuổi;
+ Là người có phẩm chất đạo đức tốt, không có các tệ nạn xã hội, không phải là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự.

 

3. Điều kiện để cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi được đưa vào hoạt động

Giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP
Các cơ sở nhà dưỡng lão tư nhân đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  •  Về người đứng đầu cơ sở viện dưỡng lão: Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Không bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tại thời điểm thành lập viện dưỡng lão nếu đã bị kết án thì phải được xóa án tích;
+ Không mắc các tệ nạn xã hội;
+ Có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt.

  •  Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội hoặc phải là các viện dưỡng lão được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc các cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  •  Đối với điều kiện về môi trường và vị trí, cơ sở vật chất hay điều kiện về nhân viên trợ giúp xã hội để viện dưỡng lão được hoạt động thì áp dụng tương tự các điều kiện để được thành lập viện dưỡng lão như đã nêu ở trên.

->>> Các tin tức về nhà dưỡng lão

4. Hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi

Các loại giấy tờ, tài liệu cần có:

  •  Tờ khai đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập áp dụng theo mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
  •  Bản dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội được áp dụng theo mẫu số 03b được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
  •  Phương án, đề án thành lập cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi.
  •  Đối với các sáng lập viên của cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi phải có:
    + Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính).
    + Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao).
Điều kiện vật chất trong phòng NCT

Điều kiện vật chất trong phòng NCT

+ Nếu sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì cung cấp quyết định thành lập hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý, nội dung tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao).

+ Nếu các sáng lập viên là các cá nhân nước ngoài thì phải có bản sao hộ chiếu hoặc các chứng thực cá nhân hợp pháp khác của họ.

  • Các giấy tờ hợp pháp để chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc các hợp đồng cho thuê, cho mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất để phục vụ cho hoạt động của cơ sở (cung cấp bản sao có chứng thực).
  • Trường hợp có sự ủy quyền thì cung cấp văn bản ủy quyền cùng với các quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương khác của tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Rate this post

Join The Discussion